Theo tín ngưỡng dân gian xưa, có hai vị thần thiện và Thần ác thay phiên đi theo hộ mệnh trên từng chặng đường đi của ông trời. Đường đi của vị Thần thiện gọi là Hoàng đạo, còn Thần ác gọi là Hắc đạo… Vậy ngày hoàng đạo, hắc đạo là gì? Cách tính ra làm sao?
Nguồn gốc ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo
Vào những sự kiện quan trọng như: cưới xin, ma chay, động thổ, khai trương,… người Việt Nam ta vẫn thường xem ngày, giờ hoàng đạo để tiến hành. Với mong cầu mọi chuyện được tiến hành thuận lợi, vạn sự như ý. Đây là nét đẹp từ lâu đời trong văn hoá tâm linh của người Phương Đông và vẫn tiếp được gìn giữ cho tới ngày nay. Vậy nguồn gốc của ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hắc đạo này từ đâu?
Theo tín ngưỡng dân gian xưa, hoàng đạo là quỹ đạo của mặt trời. Hay còn có cách gọi khác là ông trời – người có quyền lực tối cao nhất trong vũ trụ.
Theo tín ngưỡng dân gian xưa, hoàng đạo là quỹ đạo của mặt trời. Hay còn có cách gọi khác là ông trời – người có quyền lực tối cao nhất trong vũ trụ. Người cai quản tất cả sự sống của mọi sinh vật trong đất trời. Kể cả mọi việc từ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc cũng nằm dưới quyền kiểm soát Người.
Khi ông trời di chuyển sẽ có sự xuất hiện của các vị thần hộ mệnh đi theo hộ mệnh. Mỗi một vị thần tương ứng với một vì tinh tú trên bầu trời và được ông trời giao phó cho những nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Trong đó có những vị Thần thiện (Thần tốt) mà cũng có những vị thần Thần ác (Thần xấu).
Trong mỗi chặng đường đi của ông trời, những vị thần thiện và thần ác sẽ thay phiên nhau làm nhiệm vụ đã được giao. Quỹ đạo đi của vị Thần Thiện còn gọi là hoàng đạo, còn vị Thần Ác sẽ là hắc đạo. Theo đó mà chúng ta sẽ có ngày hoàng đạo (ngày tốt) hay ngày hắc đạo ( ngày xấu). Tương tự 12 giờ trong một ngày cũng có những khung hoàng đạo và hắc đạo như vậy.
Nói một cách đơn giản, hoàng đạo và hắc đạo chỉ sự cai trị của các vị thần thiện và ác trong những ngày, giờ đó. Điều này tạo nên sự cân bằng âm dương và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tâm linh con người Việt Nam.
Ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo là gì?
Từ khi được sinh ra, chúng ta đã có những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức rằng: Hoàng đạo là những gì tốt đẹp, may mắn để tiến hành những việc quan trọng. Ngược lại, đối với hắc đạo thì lại liên quan tới những điềm xấu, cần phải tránh xa.
Vậy ý nghĩa cụ thể và chính xác của Ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hắc đạo là gì? Phong Thủy 69 xin được luận giải ngắn gọn như sau.
Ngày hoàng đạo là gì?
Như đã nói ở trên, ngày hoàng đạo là lúc các vị thần Thiện phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà ông trời giao cho. Cái thiện thì luôn hướng tới những năng lượng tích cực.
Người ta tin rằng, nếu làm việc lớn trong ngày hoàng đạo sẽ được phúc tinh chiếu rọi. Vạn sự hanh thông, xua tan muộn phiền và mang lại điều tốt lành. Đây cũng lý do giải thích tại sao vào những ngày cưới hỏi, khai trương, khởi công xây nhà,… mọi người chọn ngày hoàng đạo để tiến hành.
Ngày hắc đạo là gì?
Trái ngược với ngày hoàng đạo là ngày hắc đạo, trong đó “ hắc” biểu trưng cho những điều đen tối, xui xẻo, kém may mắn. Theo quan điểm trên thì những vị thần hung ác trên đường đi của ông trời được gọi là hắc đạo.
Ngày hắc đạo do Thần ác cai trị mang lại những nguồn năng lượng tiêu cực mà không một vị thần bình thường nào có thể ngăn cản. Do vậy, tuyệt đối không nên làm các việc trọng đại trong ngày này để tránh xui xẻo, vạn sự bất thành.
Giờ hoàng đạo là gì?
Tương tự với ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là những khung giờ tốt, giờ đại cát đại lợi. Đây là khoảng mà thời gian mà được những ngôi sao tốt chiếm hữu, đem lại sự tốt lành, suôn sẻ và may mắn cho con người.
Theo phong tục cổ truyền của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt, ta còn phải chọn được giờ hoàng đạo khi tiến hành những việc quan trọng. Sự hoà hợp về yếu tố tâm linh sẽ mang theo nguồn năng lượng tích cực, giúp ta bình tâm trước nhiều bão tố và thử thách ngoài kia.
Giờ hắc đạo là gì?
Thời gian mà các sao xấu cai trị, chúng ta gọi là giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo được xem là giờ đại cát đại lợi để tiến hành vạn sự, vậy nên đối với giờ hắc đạo, người ta thường nghĩ rằng nó là những giờ xấu, cần tránh xa.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được giờ hoàng đạo. Vẫn có rất nhiều trường hợp giờ hoàng đạo nhưng thời tiết lại xấu vô cùng, không thể tiến hành bất cứ việc gì. Và cũng chưa có bằng chứng cụ thể về việc giờ hắc đạo sẽ mang tới những ảnh hưởng xấu tới công việc.
Thế nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, để chắc chắn chúng ta nên tránh xa các giờ hắc đạo.
Ý nghĩa của việc xem ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo
Cổ nhân xưa có câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, con người luôn cần các yếu tố may mắn, thuận hòa của trời đất để tiến hành những việc trọng đại.
Chính vì thế, cần căn cứ vào quy mô và tính chất của công việc để tiến hành chọn ngày giờ tốt xấu. Việc lựa chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang lại trường sinh khí tốt lành, đại cát đại lợi giúp công việc diễn ra trôi chảy, tránh được các xui xẻo không đáng có.
Ngoài ra, việc chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo còn giúp gia chủ thêm vững tâm, củng cố về mặt tinh thần. Tâm ta bình an, vạn sự theo vậy mà cũng trở nên tốt đẹp.
Tuy nhiên việc chọn ngày, giờ hoàng đạo cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể ngày đó tốt sẽ cát lợi cho việc này nhưng lại xấu cho việc khác.
Theo quan niệm Phật giáo, nếu tâm ta suy nghĩ tốt, thì ngày nào cũng có thể trở thành ngày tốt. Vì thế mà gia chủ cũng cần có lập trường riêng và cũng không cần quá lo lắng nếu lỡ công việc phải tiến hành vào ngày hay giờ hắc đạo.
Cách tính giờ Hoàng Đạo, hắc đạo chuẩn xác
Giờ hoàng đạo và hắc đạo được chi phối luân phiên nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm. Vậy dựa trên cơ sở nào để tính được đâu là giờ hoàng đạo, đâu là giờ hắc đạo nhanh chóng mà lại chính xác?
Cách tính giờ hoàng đạo, hắc đạo trong ngày theo 12 con giáp
Muốn biết cách tính giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo theo cách này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ Thiên can và Địa chi là gì trước đã.
Thiên can Địa chi là hệ thống đánh số thành chu kỳ được sử dụng tại các nước có nền văn hóa Á Đông: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…. Thiên Can Địa Chi áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định thời gian: giờ, ngày, tháng, năm. Theo đó mà lập ra 10 thiên can và 12 địa chi tương ứng.
Người xưa đã sử dụng hệ chi này để chia thời gian trong ngày làm 12 khoảng giờ, hay được gọi là giờ âm lịch. Mỗi giờ âm lịch sẽ tương đương với 2 giờ hiện đại và ứng với 12 con giáp trong cung hoàng đạo: Tý, sửu, dần, mão thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Theo cách tính giờ theo 12 con giáp này: Giờ tý thường được bắt đầu từ 23h đêm hôm trước tới 1h sáng hôm sau. 1h – 3h sáng gọi là giờ Sửu, 3h – 5h gọi là giờ Dần và 5h – 7h sáng là giờ Mão.
Tiếp sa đó, giờ sẽ lần lượt là Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Để tính giờ hoàng đạo cần phải thuộc thơ lục bát và đối chiếu bảng tra.
Theo bảng bài thơ lục bát này, mỗi cặp câu lục bát sắp xếp theo một hàng và ứng với 12 giờ trong ngày. 12 giờ đó ứng với 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.
Bài thơ lục bát có tổng sáu cặp câu ứng với sáu giờ hoàng đạo. 12 giờ địa chi cũng được chia thành 6 cặp như sau: Dần – Thân, Mão – Dậu, Thìn – Tuất , Tỵ – Hợi, Tý – Ngọ, Sửu – Mùi.
Dưới đây là bảng