2.5. Nếu đang uống thuốc tránh thai khẩn cấp và bị tiêu chảy thì xử lý thế nào?
Có thể sẽ phụ thuộc vào thời gian bạn bị bệnh tiêu chảy. Nếu bạn bị ốm (nôn mửa) trong 2 giờ sau khi uống thuốc thì có lẽ thuốc sẽ không được hấp thụ vào cơ thể. Khi đó, bạn nên uống một viên khác ngay lập tức. Nếu bạn tiếp tục ốm hoặc bị tiêu chảy trong hơn 24 giờ, điều này có nghĩa là sự bảo vệ của thuốc sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác chẳng hạn như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
2.6. Nếu tôi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì test thử thai có hiệu quả không?
Không có biện pháp tránh thai nào hiệu quả 100%, vì vậy nếu cảm thấy không yên tâm thì bạn nên kiểm tra bằng test thử thai.
Các phương pháp tránh thai nội tiết tố – chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp, que cấy tránh thai hoặc thuốc tiêm tránh thai – đều có chứa hormone estrogen và pro-estrogen. Chúng đều có tác dụng làm thay đổi sự cân bằng hormone của phụ nữ. Tuy nhiên, hormone này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của test thử thai vì chúng không sử dụng để đo xem bạn có thai hay không.
Khi có kết quả thử thai âm tính, điều đó có nghĩa rằng kết quả của bạn sẽ có thể có ý nghĩa khác nhau như:
- Thứ nhất, nó có nghĩa là bạn không có thai hoặc bạn đã làm xét nghiệm quá sớm (làm xét nghiệm sớm có thể rơi vào đúng ngày bắt đầu rụng trứng). Để khắc phục tình trạng này, có thể làm xét nghiệm lần thứ hai vào một vài ngày sau đó hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Kết quả âm tính có thể là do hẹn giờ kiểm tra không chính xác. Chẳng hạn như, nếu bạn lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm và không tiến hành trong vòng 15 phút thì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
- Hoặc có thể do uống quá nhiều nước làm cho nước tiểu bị pha loãng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ HCG trong mẫu xét nghiệm dẫn đến cho kết quả sai lệch.