Cổ nhân thường có câu “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” để nói đến việc tính canh giờ trong ngày dựa vào 12 con Giáp. Nhưng cách tính cụ thể như thế nào để chọn đường giờ hoàng đạo đẹp nhất? Chắc hẳn có nhiều bạn còn thắc mắc nên hôm nay tôi sẽ tổng hợp các cách tính Khắc, Canh, Giờ, Tháng theo Thập Nhị Địa Chi để bạn không gặp khó khăn trong việc lựa chọn giờ tốt theo phong thủy.
Thập Nhị Địa Chi là gì?
Truyền thuyết kể rằng, khi xưa Ngọc Hoàng muốn chọn ra những con vật xứng đáng để đại diện cho từng năm. Sau khi bàn bạc với các đại thần, Ngọc Hoàng đưa ra quyết định triệu tập tất cả muông thú.
Thông báo truyền ra nhân gian, nếu con vật đến cung đình đầu tiên sẽ có vị trí đầu tiên trong 12 con giáp, cứ như vậy cho tới khi đủ 12 con vật thì thôi và nó có tên là Địa Chi.
Địa Chi còn có tên gọi khác là Thập Nhị Địa Chi, khi được cha ông ta ứng dụng vào việc xem can chi sẽ có tên là Thập Can Thập Nhị Chi. Sự kết hợp của các Thập Can Thập Nhị Chi đã tạo nên Lục Thập Hoa Giáp và vòng lặp lại 60 năm 1 lần.
Thập Nhị Địa Chi bao gồm có 12 con giáp được sắp xếp theo thứ tự sau: đầu tiên là Tý (con Chuột), thứ hai Sửu (con Trâu), thứ ba Dần (con Hổ), thứ tư Mão (con Mèo), thứ năm Thìn (con Rồng), thứ sáu Tỵ (con Rắn), thứ bảy Ngọ (con Ngựa), thứ tám Mùi (con Dê), thứ 9 Thân (con Khỉ), mười Dậu (con Gà), mười một Tuất (con Chó) và cuối cùng là Hợi (con Lợn).
Trong đó, các bộ tuổi hợp nhau bao gồm:
- Bộ Địa Chi Nhị Hợp: Dần hợp với Hợi; Sửu hợp với Tý; Tuất hợp với Mão; Tỵ hợp với Thân; Dậu hợp với Thìn và Ngọ hợp với Mùi.
- Bộ Địa Chi Tam Hợp: Dần, Ngọ Thân hợp với nhau; Thân, Tý, Thìn hợp với nhau; Hợi, Mão, Mùi hợp với nhau và Tỵ, Dậu, Sửu hợp với nhau.
Bên cạnh đó, Thập Nhị Địa Chi còn có các bộ tứ hành xung với nhau, đó là:
- Bộ 1: Dần xung khắc với Thân, Tỵ và Hợi.
- Bộ 2: Thìn xung khắc với Tuất, Sửu và Mùi.
- Bộ 3: Mão xung khắc với Dậu, Tý và Ngọ.
Cách tính Khắc, Canh, Giờ, Tháng theo Thập Nhị Địa Chi
Cổ nhân thuở xa xưa khi chưa có lịch hay đồng hồ để coi ngày tháng và giờ giấc thì họ thường dùng Thập Nhị Địa Chi (12 con Giáp) để gọi cho các Năm, Tháng, Ngày, Giờ.
12 con vật tượng trưng đó được sắp với thứ tự như sau: Tý (con Chuột), Sửu (con Trâu), Dần (con Cọp), Mão hay Mẹo (con Mèo), Thìn (con Rồng), Tỵ (con Rắn), Ngọ (con Ngựa), Mùi (con Dê), Thân (con Khỉ), Dậu (con Gà), Tuất (con Chó) và Hợi (con Heo).
Nhiều người nhầm tưởng rằng ban đêm tính bằng canh, ban ngày tính bằng khắc nhưng thực tế không phải là như vậy. Ban ngày không chỉ tính bằng “Khắc” mà nó còn được tính theo từng giờ giấc được quy định rõ ràng theo thuật Can Chi.
Cách tính khắc trong ngày dựa vào Thập Nhị Địa Chi
Vậy khắc là gì? Khắc là định nghĩa các khung giờ trong một ngày vào ban ngày. Một khắc tương đương với 2 giờ 20 phút đồng hồ và được tính bắt đầu từ 5 giờ sáng cũng như kết thúc vào 19 giờ tối trong ngày. Chính vì vậy mà một ngày gồm có 6 khắc và chúng được tính cụ thể như sau:
- Khắc 1: Là khoảng thời gian từ 5 giờ sáng cho đến 7 giờ 20 phút sáng.
- Khắc 2: Là khoảng thời gian từ 7 giờ 20 phút sáng cho đến 9 giờ 40 phút.
- Khắc 3: Là khoảng thời gian từ 9 giờ 40 phút sáng cho đến 12 giờ trưa.
- Khắc 4: Là khoảng thời gian kéo dài từ 12 giờ trưa cho đến 14 giờ 20 phút.
- Khắc 5: Là khoảng thời gian từ 14 giờ 20 phút cho đến 16 giờ 40 phút chiều.
- Khắc 6: Là khoảng thời gian từ 16 giờ 40 phút chiều đến 19h tối.
Dựa theo cách tính này thì ban ngày sẽ kéo dài 14 tiếng và ban đêm chỉ có 10 tiếng đồng hồ.
Cách tính giờ trong ngày theo Canh
Thông thường, một canh giờ gồm có 2 tiếng, theo cách tính thời gian của cha ông ta thời xưa thì một ngày sẽ có 12 canh còn theo hiện đại thì một ngày có 24 tiếng. Dựa theo lịch can chi (tính giờ Âm lịch) thì canh giờ hay được gọi theo Thập Nhị Can Chi.
Cách tính giờ theo canh theo niên lịch cổ truyền Á Đông đã bắt đầu xuất hiện từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, vào năm 2637 TCN, do chính tay Hoàng Đế sáng tạo ra và nó có trước Thiên Chúa năm 61.
Canh là khoảng thời gian vào ban đêm trong ngày và ông cha ta thường dựa vào Thập Nhị Địa Chi để gọi tên chúng. Trong đó, các canh được phân chia cụ thể như:
- Canh 1: Đây là khung giờ Tuất và thường được tính từ 19 giờ tối cho đến 21 giờ tối.
- Canh 2: Đây là khung giờ Hợi và thường được tính từ 21 giờ cho đến 23 giờ khuya cùng ngày.
- Canh 3: Đây là khung giờ Tý và nó được bắt đầu từ 23 giờ khuya ngày hôm trước cho đến 1 giờ sáng của ngày hôm sau.
- Canh 4: Đây là khung giờ Sửu và được bắt đầu từ 1 giờ sáng cho đến 3 giờ sáng.
- Canh 5: Đây là khung giờ Dần và được bắt đầu từ 3 giờ sáng cho đến 5 giờ sáng.
Vậy sao giờ Tý lại bắt đầu từ 23h chứ không phải 0h? Lịch can chi (âm lịch) có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa nhưng hiện nay đã đổi mới dựa theo múi giờ chuẩn quốc tế GMT (hay Greenwich Mean Time). Mỗi quốc gia, lãnh thổ sẽ có một múi giờ riêng, múi giờ của Trung Quốc là UTC + 8:00, nhanh hơn so với múi giờ của quốc tế 8 tiếng đồng hồ.
Múi giờ chuẩn của Việt Nam là UTC + 7:00, do đó mà giờ của chúng ta sẽ chậm hơn so với Trung Quốc 1 tiếng đồng hồ. Khi tính theo giờ Âm Lịch, người ta vẫn áp dụng múi giờ âm lịch của Trung Quốc nên giờ theo Thập Nhị Can chi của nước ta sẽ nhanh hơn 1 tiếng so với giờ chuẩn của đất nước.
Chính vì vậy mà giờ Tý sẽ được xác định từ 23h đêm hôm trước cho đến 1h sáng ngày hôm sau là vậy. Đây là cách tính giờ theo canh phổ biến nhất hiện nay tuy nhiên tùy vào mỗi cá nhân, mỗi người và mỗi nhà học thuật mà sẽ có các cách sử dụng riêng biệt.
Cách tính giờ trong ngày theo Thập Nhị Địa Chi
Các nhà chiêm tinh học Phương Đông đã tiến hành phân chia 12 con giáp tương ứng với 12 chi. Lần lượt đó chính là Tý (con Chuột), Sửu (con Trâu), Dần (con Cọp), Mão hay Mẹo (con Mèo), Thìn (con Rồng), Tỵ (con Rắn), Ngọ (con Ngựa), Mùi (con Dê), Thân (con Khỉ), Dậu (con Gà), Tuất (con Chó) và Hợi (con Heo). Trong đó có:
- Sáu chi âm bào gồm các Địa Chi như Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ và Mão.
- Sáu chi dương bao gồm các Địa Chi như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất.
Chi dương có tính chất động, cường tráng trong khi đó các chi âm lại khá mềm dẻo và tĩnh lặng. Chúng ta có thể nhận thấy sự đối lập rõ ràng và minh bạch giữa hai chi này. Tuy nhiên chúng lại luôn hỗ trợ, giúp đỡ và bổ sung cho nhau. Từ xa xưa, cổ nhân đã dựa vào các chi này để tính giờ trong ngày, bao gồm 12 giờ (can chi), mà người ta còn gọi với cái tên khác là giờ âm lịch.
Trong đó, một giờ Can Chi sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng giờ dương lịch. Bên cạnh đó, người ta còn dựa vào tập tính sinh hoạt của từng loại động vật để phan chia can chi cho hợp lý. Thực tế cho thấy, con người sẽ quan sát các hoạt động của những loài động vật này, rồi rút ra bài học cụ thể để ứng dụng vào trong đời sống.
Ngoài cách các phương pháp tính giờ ban đêm bằng canh, tính giờ ban ngày bằng khắc, các bậc cha ông xưa cũng tính giờ dựa theo Thập Nhị Địa Chi (12 con giáp) với các quy ước nhất định đã được ghi chép rõ ràng.
12 giờ trưa được quy định là giờ chính Ngọ và 12 giờ đêm sẽ là giờ chính Tý. Dựa vào đây mà người ta có thể suy ra các khung giờ còn lại. Cứ 2 giờ đồng hồ dương lịch sẽ tương ứng với một con giáp nhất định. Cụ thể, cách tính giờ trong ngày dựa theo Thập Nhị Địa Chi được quy ước như sau:
Giờ Tý (23h đến 1h): Đây còn được gọi là khung giờ là Trung dạ, thời điểm nửa đêm trong ngày. Giờ Tý là thời gian mà chuột hoạt động mạnh mẽ nhất, chúng thường sẽ tỉnh giấc và ra ngoài để tìm kiếm đồ ăn.
Giờ Sửu (1h đến 3h): Đây còn được gọi là khung giờ hoang kề bởi đây là khoảng thời gian mà bạn có thể nghe được tiếng gà gáy rất lớn. Những người nông dân thường dựa vào đây để đem trâu đi cày vì đây là khung giờ mà trâu khỏe mạnh nhất cũng như tranh thủ khi trời chưa hửng nắng.
Giờ Dần (3h đến 5h): Khoảng thời gian này là rạng sáng, mặt trời chuẩn bị mọc và bầu trời bắt đầu sáng lên. Đây là thời điểm mà các chú hổ sẽ chui ra khỏi hang, tiến hành đi săn mồi và tìm kiếm thức ăn sau một đêm ngủ say giữ sức. Con hổ là loài động vật hung dữ hàng đầu nên bạn luôn phải cẩn thận.
Giờ Mão (5h đến 7h): Bầu trời lúc này đã bắt đầu hừng đông, mặt trời chuẩn bị lan tỏa những vệt nắng sáng chào đón ngày mới. Đây chính là khung giờ của loài mèo, chúng bắt đầu mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi để dưỡng sức sau một đêm dài đi săn chuột.
Ngoài ra, nếu không có mèo trong 12 con giáp, thì thay bằng Thỏ. Khung giờ này, Thỏ đã dậy và đi kiếm thức ăn.Giờ Thìn (7h đến 9h): Đây là thời điểm mọi người chuẩn bị thức dậy sau đêm dài ngủ say. Loài rồng nhảy ra khỏi hang ở khung giờ này để tìm kiếm thức ăn. Nhưng việc hiểu về loài rồng cần được hình tượng hoá.
Giờ Tỵ (9h đến 11h): Đây là khung giờ gần trưa và có tên gọi là ngung trung. Vào khung giờ này, rắn sẽ không còn đi hoạt động ở ngoài trời nữa mà chúng chuẩn bị chui vào trong hang để ẩn nấp khỏi các mối nguy hiểm khác. Họ cũng không gây nguy hiểm cho con người cũng như các sinh vật khác.
Giờ Ngọ (11h đến 13h): Đây là thời điểm giữa trưa, chính Ngọ là khung giờ nắng gắt và oi bức nhất trong ngày. Lúc này ông mặt trời nằm ở đỉnh cao nhất, ngũ hành cho rằng dương khí vào giờ Ngọ đã đạt cực điểm. Âm khí xung quanh bắt đầu tăng cao dần nên tạo ra hoán đổi mạnh mẽ nhất của âm dương.
Giờ Mùi (13h đến 15h): Đây là khoảng thời gian vào đầu giờ chiều, mặt trời hướng về phía Tây để chuẩn bị kết thúc một ngày. Vào thời điểm này, mèo đã cất chứa trong hang, vì đây là khung giờ mèo rất mệt mỏi sau một đêm dài đi bắt chuột.
Giờ Thân (15h đến 17h): Đây là khung giờ tâm của buổi chiều. Loài khỉ trở về hang sau một ngày kiếm ăn. Chúng hú lên để thể hiện sự thỏa mãn và đặc tính bầy đàn, tiếng hô thường kéo dài và to.
Giờ Dậu (17h đến 19h): Mặt trời lúc này đã bắt đầu lặn hẳn, đánh dấu cho sự kết thúc một ngày dài đằng đẵng. Giờ Dậu chính là khung giờ của gà. Gà thường ăn ngon khỏe và có sức khỏe tốt sau một ngày dài đi kiếm ăn.
Giờ Tuất (19h đến 21h): Đây là khung giờ